Dịch hình ảnh đồ họa: xu hướng và thách thức
Infographic và visual content đã làm mưa làm gió suốt năm 2014 và sẽ tiếp tục là xu hướng của truyền thông 2015. Tuy vậy, ở quan điểm của người dịch thuật chuyên nghiệp, khi nhận được các tài liệu đồ họa chứa văn bản, bạn có thể sẽ gặp nhiều khó khăn.
Đây có thể coi là nỗi phiền muộn của các chuyên gia dịch thuật tự do. Trong mỗi ngành nghề, luôn có một mô hình hình chóp, trong đó, những người mạnh ở trên đỉnh còn những kẻ yếu lại ở dưới đáy – và các dịch giả thường hay ở gần phần đáy hơn là đỉnh cao. Thật đáng buồn là điều này trở thành hiển nhiên mỗi khi chúng tôi nhận một dự án dịch thuật từ một khách hàng mới. Lý do là cái mớ hỗn độn mà chúng tôi thường hay nhận được chắc chắn sẽ không khiến bạn nghĩ bạn đang được xem như là một chuyên gia đáng tôn trọng.
Một trong những vấn đề khó chịu nhất mà chúng tôi gặp là khi nhận được những dự án nặng về đồ họa, như brochure quảng cáo hay thậm chí là các trang web. Để tăng hiệu quả thị giác, rất nhiều văn bản được thiết kế đồ họa đẹp mắt. Về khía cạnh thiết kế thì điều này là tốt, nhưng với dịch thuật thì thật tệ. Vì có khá nhiều điều đáng lo ngại, dưới đây là vài bí kíp để bạn đối phó với các văn bản mắc kẹt trong tranh ảnh đồ họa.
Luôn kiểm tra kỹ tài liệu gốc
Trước hết, phải luôn luôn, luôn luôn kiểm tra những tranh ảnh đồ họa dày đặc chữ khi bạn nhận tài liệu dịch. Khách hàng ít khi nghĩ là sẽ chỉ rõ điều này cho bạn, vì họ không hiểu được những khó khăn đằng sau đó, và đừng để đến khi bạn giật mình nhận ra rằng bạn mới chỉ hoàn thành 50% công việc mà deadline đã cận kề.
Nếu có những tranh ảnh đồ họa cần xử lý, hãy liên lạc với khách hàng để xem họ có thể gửi bạn tài liệu có chứa văn bản gốc được không. Khách hàng thường không thích như vậy, nhưng có được các tài liệu gốc là cách duy nhất giúp bạn tách văn bản từ các yếu tố đồ họa và đưa chúng vào các công cụ dịch văn bản bạn có. Nếu bạn có được tài liệu gốc, có một số phần mềm có thể tự động tách các lớp văn bản từ tài liệu dạng Photoshop và các định dạng đồ họa tương tự – và thực ra là nếu bạn đang dùng Trados thì bạn có thể đã được cài đặt một công cụ như vậy rồi.
Dịch mà không có nguồn
Nếu bạn không thể có được tài liệu gốc, bạn có thể sẽ phải chấp nhận lấy văn bản ra khỏi đồ họa bằng cách sao chép thủ công. Nếu vậy, hãy xem lại báo giá của mình: Nếu số lượng tài liệu dạng đồ họa quá nhiều, tốt hơn hết là bạn nên quay ra hỏi khách hàng ngay lập tức xem họ có chấp nhận một báo giá khác hay không.
Đừng lo lắng về điều đó. Xin nhắc lại rằng nhiều khách hàng thường không hiểu những rắc rối đồ họa gây ra, tuy nhiên bạn cần giúp họ hiểu. Nếu họ không hiểu, bạn vẫn phải cân nhắc xem báo giá của mình có bao gồm tất cả những thao tác bổ sung như tách lấy văn bản từ tài liệu chứa đồ họa – một cách thủ công hay không.
May mắn là, khi bạn phát triển mối quan hệ với một khách hàng, bạn có thể chỉ cho họ cách giao các công việc cho bạn hay bất kì dịch giả nào khác sao cho tăng tiến độ công việc và cải thiện chất lượng của sản phẩm giao nộp cuối cùng. Bước đầu để đạt được điều này ư? Đừng có gửi tài liệu bằng tranh ảnh đồ họa cho bạn nữa!
Dịch Thuật SMS là công ty biên phiên dịch chuyên nghiệp có trụ sở tại TP.HCM, cung ứng hơn 20 ngôn ngữ phổ biến và 50 ngôn ngữ hiếm. Liên hệ với chúng tôi theo số (84-8)66 813 107 – 0934 436 040 khi bạn cần giải pháp ngôn ngữ để tiếp cận thị trường nước ngoài hoặc nhập khẩu các sản phẩm về Việt Nam.
Bài viết có tham khảo từ OHT
Nguồn: Công ty Dịch Thuật SMS
https://www.dichthuatsms.com/dich-hinh-anh-do-hoa-loi-khuyen-danh-cho-dich-gia/
Từ khóa: dịch thuật, đồ họa, infographic, visual content, Nghề dịch thuật
No comments:
Post a Comment